Các thuật ngữ kem chống nắng sunblock, sunscreen hay sản phẩm chống nắng dạng kem, dạng xịt, dạng bột… có sự khác biệt như thế nào, ưu nhược điểm của từng loại ra sao?
Phân biệt theo cách thức hoạt động
Theo cách thức hoạt động, kem chống nắng được chia thành 2 loại sunblock và sunscreen:
Kem chống nắng sunblock
Sunblock (kem chống nắng vật lý) là dòng sản phẩm chống nắng cản trở tia UV hấp thụ vào da nhờ thành phần có chứa khoáng chất gồm Zinc oxide và Titanium dioxide (không có trong kem chống nắng hóa học). Nói một cách dễ hiểu, kem chống nắng sunblock tạo ra một lớp gương mỏng trên bề mặt da, có khả năng phản xạ ánh nắng chiếu vào da nên các tia UV không thể đi thâm nhập vào da.
Ưu điểm
- Các chất có trong thành phần của dòng chống nắng sunblock chỉ ở trên bề mặt da chứ không hấp thụ vào da nên ít gây kích ứng cho da, rất phù hợp với những cô nàng có làn da nhạy cảm.
- Nhiệm vụ chủ yếu của kem chống nắng sunblock là chống lại tác động của tia UVB đối với làn da. Chữ B viết tắt của Burn – có nghĩa là kem chống nắng giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị cháy nắng cho da.
- Có hiệu quả chống nắng ngay khi sử dụng lên da mà không cần chờ thời gian để thẩm thấu như kem chống nắng hóa học.
- Bám trên da khá tốt, lâu trôi.
- Có khả năng làm dịu làn da nên phù hợp với những vùng da dễ bị bỏng rát hay kích ứng nhiệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhược điểm
- Để kem chống nắng sunblock phát huy tác dụng, bạn cần thoa một lớp dày làm da bóng hơn và có xu hướng lên tông, để lại vệt trắng nếu bạn tán kem không đều.
- Độ chống nắng của kem sunblock thường thấp (10-15) bởi thành phần bào chế là các chất không tan. Nếu bào chế với hàm lượng cao hơn thì sản phẩm sẽ bị vón cục, khó sử dụng.
- Kem mau trôi với da dầu hoặc tiết nhiều mồ hôi. Khi đó, bạn phải bôi lại một lớp kem mới.
Kem chống nắng sunscreen
Sunscreen (kem chống nắng hóa học) là dòng sản phẩm có khả năng ngăn chặn tác động của ánh nắng mặt trời đối với da bằng phản ứng hóa học. Trong thành phần của kem chống nắng sunscreen chứa các hợp chất hữu cơ như avobenzone, octisalate, octinoxate, oxybenzone có khả năng cách hấp thụ và vô hiệu hóa các tia UVA, UVB, chuyển đổi các tia này dưới dạng nhiệt và giải phóng nhiệt ra khỏi da.
Ưu điểm
- Kem chống nắng sunscreen thường là kem lỏng, dễ thấm và và dễ tán.
- Không chỉ bảo vệ da khỏi tác động của UVB, kem chống nắng sunscreen còn có khả năng chống lại tác động của tia UVA (A là viết tắt của lão hóa).
- Kem chống nắng sunscreen thẩm thấu vào da nên không gây bóng nhờn và không ảnh hưởng đến các lớp trang điểm.
- Dễ phối hợp với các tinh chất dưỡng da trong quy trình dưỡng da.
Nhược điểm
- Kem chống nắng sunscreen chỉ bắt đầu phát huy công dụng sau khi được thoa lên da mặt khoảng 20-30 phút.
- Kem chống nắng có chỉ số SPF cao, chứa nhiều thành phần hóa học nên có thể gây kích ứng da, đặc biệt là những nàng có làn da nhạy cảm.
- Như đã nói ở trên, kem chống nắng hóa học chuyển đổi các tia UVA, UVB thành nhiệt nên có thể khiến làn da ửng đỏ.
- Kem chống nắng loại sunscreen thường không bền vững khi tiếp xúc trực tiếp dưới nắng nên người sử dụng phải dặm lại kem sau mỗi 2 tiếng để đảm bảo hiệu quả chống nắng.
Chọn kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học luôn là điều khiến các cô nàng đau đầu bởi mỗi dòng sản phẩm chống nắng đều có những ưu điểm, nhược điểm đi kèm, được cái này thì mất cái kia. Do vậy, các hãng mỹ phẩm còn đưa ra một giải pháp lợi cả đôi đường đó là kem chống nắng vật lý lai hóa học. Loại kem chống nắng này chứa cả khoáng chất cản trở tia UV và cả hoạt chất chống nắng hóa học. Sự kết hợp 2 trong 1 này giúp bảo vệ da một cách toàn diện dưới ánh nắng, đồng thời hạn chế được phần nào nhược điểm của từng loại kem chống nắng.
Trước đây, để nhận biết kem chống nắng là vật lý hay hóa học, chúng ta có thể dựa vào ký hiệu sunblock và sunscreen trên nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, theo hướng dẫn về ghi nhãn của FDA, thuật ngữ sunblock không còn được sử dụng nữa bởi không một sản phẩm nào có thể chặn (block) hoàn toàn bức xạ của mặt trời. Vì thế, nếu muốn tìm mua kem chống nắng vật lý thì bạn cần hỏi kỹ người bán và đọc kỹ thành phần của sản phẩm (có chứa Zinc oxide và Titanium dioxide).
Phân biệt theo dạng kem chống nắng
Theo trạng thái tồn tại, sản phẩm chống nắng được chia thành: chống nắng dạng kem, dạng xịt, dạng bột, dạng thỏi.
Kem chống nắng dạng kem ( cream )
Đây là dạng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Sản phẩm thường được đóng gói trong tuýp nhỏ, có dạng kem mịn và thường có màu trắng, hơi ngà.
Ưu điểm
- Chất kem mịn dễ định lượng, dễ sử dụng, có thể tán lên da dễ dàng.
- Tuýp kem nhỏ gọn, dễ cầm nắm và mang theo bên mình.
- Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ là đủ tạo thành lớp bảo vệ trên làn da.
Nhược điểm
- Sản phẩm chống nắng dạng kem có thể bít kín lỗ chân lông khiến da bị bí, khiến mồ hôi và bã nhờn khó tiết ra.
- Kem chống nắng cần thời gian để khô, vì thế bạn nên bôi kem trước 30 phút nếu có dự định đi ra ngoài.
Chống nắng dạng xịt
Sản phẩm chống nắng dạng xịt (phun sương) có cơ chế tác động tương tự như kem chống nắng. Điểm khác biệt là hình thức sử dụng – xịt lên da thay vì bôi như dạng kem.
Ưu điểm
- Thiết kế nhỏ gọn, dễ mang đi du lịch hay đi công tác.
- Sử dụng dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ mất khoảng vài giây để xịt một lớp chống nắng lên mặt và các vùng da cần bảo vệ, sau đó xoa nhẹ nhàng để các hoạt chất chống nắng phát huy tác dụng.
- Dễ sử dụng cho các vùng da khó tiếp cận như gáy, lưng. Với sản phẩm chống nắng dạng kem thì bạn sẽ phải nhờ tới sự trợ giúp của người khác.
- Kết cấu cực mỏng, nhẹ và thường có thêm thành phần dưỡng ẩm nên phù hợp với người da khô, da mụn.
Nhược điểm
- Sản phẩm chống nắng dạng xịt không bền, một phần hoạt chất chống nắng dễ dàng bị bốc hơi vào không khí, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng.
- Sản phẩm chống nắng dạng xịt không phù hợp với da mặt vì dung dịch có thể rơi vào mắt, gây đỏ mắt, cay mắt.
- Trong kem chống nắng dạng xịt thường có chứa cồn và dung môi hữu cơ nên dễ bắt lửa, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Khó định lượng.
Chống nắng dạng bột
Sản phẩm chống nắng dạng bột xuất hiện khá muộn trên thị trường. Sản phẩm có dạng bột mịn màng, tông màu gần giống màu da. Khi sử dụng, bạn chỉ cần dùng cọ thoa lên vùng da cần bảo vệ.
Ưu điểm
- Sản phẩm mềm mịn và khô ráo cho da, rất phù hợp khi sử dụng vào mùa hè.
- Chất bột khá giống màu da nên trông khá tự nhiên.
- Phù hợp cho cả da mặt và body.
Nhược điểm
- Bột chống nắng không bám lâu như kem hay xịt chống nắng.
- Bột chống nắng không phát huy được hiệu quả trong môi trường nước bởi bột sẽ hòa vào nước một cách nhanh chóng.
- Khó xác định được lượng sản phẩm sử dụng.
Ngoài ra còn có kem chống nắng dạng thỏi/dạng sáp: Đây là sản phẩm chống nắng được cô đặc một cách nhỏ gọn giống như một thỏi sáp khử mùi với bề mặt hình oval khá to. Ưu điểm của sản phẩm chống nắng này là bề mặt tiếp xúc da lớn nên dễ sử dụng, không để lại vệt trắng sau khi sử dụng, đồng thời đảm bảo vệ sinh, không cần đổ ra tay hay dùng tay để thoa.
Bàn chải điện Philips Sonicare DiamondClean Smart 9500
Bàn chải điện Philips Sonicare 6100
Máy rửa mặt Foreo Luna 3 màu hồng da thường
Bàn chải điện Oral-B iO Series 9
Nhiệt kế điện tử đo tai Braun ThermoScan 5 IRT6500US
Bàn chải điện Oral-B Smart 5 5000N White
Bàn chải điện Philips Sonicare 5100
Kem đánh răng Comvita Propolis Toothpaste 100g
Bàn chải điện Oral B iO Series 7
Bàn chải điện Oral B Genius 9000
Bàn chải điện Philips Sonicare 4700
Máy rửa mặt Foreo Luna 3 màu xanh da hỗn hợp